Kỹ năng thực hành xã hội (THXH) là những kỹ năng quyết định thành công của con người trong cuộc sống, học tập và lao động. Trong xã hội phát triển mạnh mẽ đầy thách thức như hiện nay, nếu thiếu kỹ năng THXH, học sinh sẽ thiếu khả năng phân tích, xử lý các tình huống khó khăn, xuống cấp về đạo đức, nhận thức và ứng xử lệch lạc, dễ phản ứng tiêu cực… Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, ít quan tâm đến kỹ năng THXH.
Xuất phát từ thực tế đó, với mục đích hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em rèn luyện kỹ năng THXH vững vàng trong cuộc đời. Công Ty Kết Nối Văn Hóa Việt kết hợp với hơn 60 trường THPT trên địa bàn TP.HCM, tổ chức chuỗi hoạt động trang bị kỹ năng THXH, nhằm trang bị và bồi dưỡng kỹ năng THXH cơ bản, cần thiết cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng ở bậc THPT.
Chương trình là một chuỗi hoạt động giúp cho các em trao dồi các kỹ năng như: Kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, đồng cảm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp ứng sử, ứng phó với tình huống căng thẳng, thể hiện cảm xúc, thông cảm và chia sẻ, tư duy bình luận và phê phán, quyết định…
KẾ HOẠCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
- MỤC ĐÍCH:
Giúp cho các em trao dồi các kỹ năng như: Kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, đồng cảm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp ứng sử, ứng phó với tình huống căng thẳng, thể hiện cảm xúc, thông cảm và chia sẻ, tư duy bình luận và phê phán, quyết định… Nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, để các em rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội(THXH) vững vàng trong cuộc đời.
- Ý NGHĨA:
Chương trình sẽ giúp cho giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội quản lý, giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng ở bậc THPT hiệu quả hơn. Giúp các em tự chủ điều tiết hành vi của mình đúng chuẩn mực xã hội, giảm đáng kể tình trạng suy đồi đạo đức trong học đường, củng cố, nâng cao niềm tin, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Tổ chức thực hiện:
Công Ty CP Kết Nối Văn Hóa Việt
Hơn 60 trường THPT
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Giải pháp thực hiện:
Đối với người giáo viên phải: Nhận thức đúng đắn bản chất các khái niệm về học sinh cá biệt, (THXH) và giáo dục (THXH), mối quan hệ giữa học sinh cá biệt và (THXH) KNS, nắm đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm và nhận biết các biểu hiện của học sinh cá biệt do thiếu (THXH). Xây dựng cho bản thân những (THXH) nhất định: hiểu biết tâm lý học sinh, tạo không khí thân thiện, gần gũi, đối thoại trong và ngoài giờ học, sử dụng nghệ thuật ứng xử sư phạm; nêu gương về một số (THXH) cơ bản…
Việc hướng dẫn (THXH) được lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, các bài học có liên quan, các buổi dã ngoại, lao động và nhiều hoàn cảnh khác nhau, thông qua một số hình thức, phương pháp cơ bản sau: Hình thức: thảo luận, thực hành (trò chơi, dã ngoại, thi hùng biện…); Phương pháp: lựa chọn các chủ đề cho mỗi (THXH); trao đổi, thảo luận những tình huống gần gũi, sinh động, cụ thể từ cuộc sống; tích hợp các kiến thức từ các cuốn sách viết về những câu chuyện đời thường ý nghĩa, có chiều sâu… Đặc biệt, môn Ngữ văn là môn học có nhiều ưu thế trong việc lồng ghép để giáo dục (THXH) cho học sinh.
Một số kỹ năng cơ bản cần được hướng dẫn: ứng xử trong một số mối quan hệ cơ bản với gia đình, tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò; tự xử lý các tình huống khi gặp nghịch cảnh sống; hoạt động nhóm; chấp hành luật an toàn giao thông; giao tiếp; thuyết trình; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; lãnh đạo; tư duy sáng tạo…
2. Các chuyên đề huống luyện cần thiết:
Chuyên đề: “Thói quen”: Cơ sở khoa học của thói quen là tự rèn luyện bản thân để có “phản xạ có điều kiện” về các thói quen tốt và xoá bỏ dần các “phản xạ có điều kiện” về các thói quen xấu…
Chuyên đề: “Phương pháp học tập khoa học”, “Phương pháp tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu”. Một trong những bài tập giao cho học sinh khi thực hiện chuyên đề là “Xây dựng thời gian biểu khoa học” và “rèn luyện thói quen thực hiện thời gian biểu khoa học”
Chuyên đề: “Phát huy sức mạnh nội tâm”: Trong mỗi con người ai cũng có sức mạnh tiềm ẩn, đó là “sức mạnh nội tâm”, nếu biết khơi dậy và phát huy sẽ tạo nên sức mạnh phi thường cho mỗi con người để họ đạt được những thành công trong cuộc sống…
Chuyên đề: “Sống có trách nhiệm”: Đây là một chuyên đề lớn, mang ý nghĩa thiết thực sâu sắc, có tác dụng điều chỉnh hành vi, thái độ để các em biết sống đúng đắn, sống có trách nhiệm trước hết là với bản thân mình, sau là với gia đình, biết trân trọng, nâng niu và giữ gìn giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc văn hoá của dân tộc trong thời kỳ đất nước hội nhập khu vực và Quốc tế…
Chuyên đề: ”Học và tự học hiệu quả”: Giúp HS hiểu học tập chủ yếu là tự học, bởi “con đường giáo dục là tập tự sử dụng những khả năng của mình, tự sử dụng cái đầu của mình”.
Chuyên đề giáo dục nhân cách học sinh với 12 giá trị sống: trách nhiệm, trung thực, giản dị, khoan dung, khiêm tốn, yêu thương, tôn trọng, đoàn kết, hạnh phúc, tự do, hòa bình và hợp tác”…
Trao dòi kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ chối hoặc thương thuyết, kỹ năng đồng cảm Phối hợp và làm việc nhóm, kỹ năng vận động, kỹ năng ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sâu sắc, kỹ năng để tăng định hướng nội lực, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng quản lý căng thẳng…