Theo nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu chỉ số về con người, môi trường, Thụy Sĩ là quốc gia được đánh giá cao về nhiều mặt như mức sống, sự văn minh và khả năng đào tạo con người. Theo kết quả thăm dò của Y&R’s BAV Colsulting, Đại Học Pennsylvania và News & World Report năm 2017 trên 80 quốc gia với 65 tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, Thụy Sĩ được bình chọn là “quốc gia hấp dẫn nhất thế giới”.

Thụy Sĩ là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập trong chính trị, và cũng với ưu điểm này, Thụy Sĩ có nhiều thời gian và không gian đầu tư cho điều kiện sống, quốc gia, con người. Với văn hoá đa dạng, cảnh quan đẹp, Thụy Sĩ không chỉ là điểm đến hàng đầu của khách du lịch mà còn là nước đứng đầu trong lĩnh vực giáo dục quốc tế. Trong hơn một thế kỷ, các trường tư thục Thụy Sĩ chuyên cung cấp các cơ hội giáo dục sáng tạo và tiêu chuẩn cao theo yêu cầu của từng cá nhân là một trong những sản phẩm chất lượng tốt nhất của Thụy Sĩ.

Có lẽ bạn sẽ rất nhanh chóng yêu mến sự cân bằng giữa sự duyên dáng của nông thôn với sự tinh tế của thành thị, hay kiến trúc cổ kính của các lâu đài lịch sử, các thành phố lớn với các tiện nghi hiện đại và công nghệ tiên tiến… mang bản sắc rất riêng chỉ có tại Thuỵ Sỹ. Được sống giữa pho mát, sôcôla và “Rösti” (món ăn nấu từ khoai tây) nổi tiếng của Thụy Sĩ cũng là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nên thử nếu đi du học, sinh hoạt tại quốc gia này.

Bên cạnh đó, Thụy Sĩ cũng là một quốc gia giàu mạnh. Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế vào năm 2014, GDP đầu người của Thụy Sĩ đạt hơn 58.000 USD, nằm trong top 10 các quốc gia có GDP cao nhất thế giới.

Với các lợi thế rất riêng của mình, du học Thụy Sĩ ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh – sinh viên trên toàn thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, số lượng các bạn học sinh – sinh viên lựa chọn Thụy Sĩ làm quốc gia để mình theo học tập và phát triển ngày càng tăng cao.

5 “điều bình thường” đáng mơ ước khi du học tại Geneva

Geneva từ trước đến nay vẫn được biết đến là “thiên đường” về ngoại giao, sáng tạo và kinh doanh trên thế giới, bởi sự tập trung đông đảo các tổ chức quốc tế, từ Liên Hiệp Quốc, Unicef … đến những tổ chức sáng kiến công nghệ dành cho những nhà phát minh khắp nơi. Với đặc thù này, Geneva cũng nổi tiếng là môi trường học tập đỉnh cao, là điểm đến mơ ước không chỉ đối với du học sinh Châu Á, mà còn đối với thanh niên từ các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Khi được mời đến thăm một trường đại học tại Geneva(trường UBIS), chúng tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng những “điều bình thường” nhưng khiến du học sinh “say đắm” môi trường học tập tại đây. Qua đó mới hiểu được vì sao phụ huynh mơ ước gửi gắm con em mình đến đây xây dựng nền tảng sự nghiệp.

Sau chuyến tàu ngắn từ ga Paris, thành phố Geneva-Thụy Sĩ mở ra lung linh rộng vòng tay đón chúng tôi giữa tiết trời se lạnh trong những ngày đầu đông. Không ồn ào, Geneva in đậm dấu ấn “chỉnh chu” và cảm giác an toàn, khiến chúng tôi có thể hiểu được vì sao thành phố này là nơi gửi gắm con em của giới tỷ phú và chính trị gia trên khắp thế giới. Vào “khu vực Liên Hiệp Quốc”, chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy một số trường Đại học (bao gồm trường UBIS) có điều kiện toạ lạc trong khu vực đắt đỏ bậc nhất này ở Geneva. Qua diễn giải của một số giảng viên Thuỵ Sĩ, chúng tôi mới hiểu rằng chỉ những trường chuyên kinh doanh và ngoại giao cao cấp mới được dạy và nghiên cứu tại đây, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tận dụng môi trường quốc tế ở đẳng cấp cao, nhiều thuận lợi cả về học thuật lẫn thực hành.

Thầy cô: “Giảng viên từng làm việc ở Liên Hiệp Quốc là bình thường”

Trong môi trường chuyên nghiệp cao như Geneva, việc thiết kế chương trình học sao cho tối ưu hoá trải nghiệm thực tiễn ở tầm quốc tế là mối quan tâm lớn của các trường Đại học, nhằm giữ vững danh tiếng “lò đào tạo quản lý cấp cao” của thành phố. Tại UBIS nói riêng, có đến gần 50% giảng viên đã và đang quản lý các mảng liên quan đến chính sách kinh tế, tài chính tại WTO và Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội học hỏi với chuyên gia tài chính với kinh nghiệm quản lý hằng tỷ Đôla, điều ma không phải môi trường học tập nào cũng có thể cung cấp được. Đội ngũ giảng viên “không trả thù lao nổi” này tại UBIS cũng hết sức đặc biệt, bởi họ gần như giảng dạy miễn phí cho sinh viên, với niềm đam mê truyền đạt tri thức tích luỹ được trong nhiều năm một cách cởi mở và nhiệt tình. Để đào sâu nghiên cứu, sinh viên (đặc biệt với thẻ sinh viên do Unicef phát hành) có thể vào thư viện riêng của các tổ chức quốc tế, gặp gỡ các “thầy cô” ở đây. Chúng tôi không khỏi mường tượng mức độ thích thú của sinh viên khi được tranh luận với chính khách ngay tại hội trường Liên Hiệp Quốc, hay được chia sẻ ngay trên lớp cách thức những tập đoàn dầu khí, tài chính, công nghệ lớn trên thế giới quản lý đồng tiền của họ tại Thuỵ Sĩ.

Kỹ năng: “Sinh viên thuyết trình bằng 2 ngoại ngữ là bình thường”

Một điều thú vị là hấu như mọi thông tin hướng dẫn công cộng đều bằng ít nhất 3 – 4 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh và Pháp. Qua ngày đầu tiên khá bối rối, ngay trong hơn một tuần ở đây, chúng tôi đã phần nào hiểu được thêm một ít tiếng Pháp qua sự chỉ dẫn tận tình của nhiều sinh viên, và rất thích thú khi được biết tất cả họ đều thành thạo đa ngôn ngữ. Chúng tôi chợt nhận ra việc học thêm một hoặc hai ngoại ngữ ở đây hoàn toàn là điều khả thi.

Qua chia sẻ của một du học sinh người Việt tại Geneva, chúng tôi được biết môi trường đại học tại Geneva không chỉ cung cấp các môn học ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh, mà tạo động lực tích cực cho sinh viên rèn luyện, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác như Pháp, Đức, Ý … thậm chí cả tiếng Trung và Nhật. Sinh viên các nước khi gặp nhau có thể trao đổi kiến thức bằng nhiều thứ tiếng trong một nhóm học tại thư viện Liên Hiệp Quốc, hoặc đơn giản là trò chuyện với nhau tại “khu giao lưu sinh viên quốc tế” Plainpalais. Tần suất sử dụng ngoại ngữ khi học ở Geneva rất cao nhưng cũng rất tự nhiên, khiến cho sinh viên “giỏi lúc nào không hay”. Việc am hiểu nhiều ngoại ngữ lẫn môi trường đa văn hoá khiến cho sinh viên các chương trình đào tạo kinh doanh tại Geneva luôn được săn đón bởi các tập đoàn đa quốc gia ngay sau tốt nghiệp.

Network: “Bạn học là con của chính khách, tỷ phú là bình thường”

Một trong những điều quan trọng nhất trong việc học kinh doanh là xây dựng “network”, và điều này là hết sức “bình thường” tại Geneva. Chỉ một hai ngày đầu tiên, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ một hoàng tử và một công chúa đang du học tại UBIS. Mặc dù tiêu chuẩn ăn ở của họ rất khác với sinh viên “bình thường” khác (cũng đa số là con em chính khách hoặc các đại gia dầu mỏ trên thế giới), nhưng họ hoà đồng và bình đẳng đến ngạc nhiên trong lớp học và nơi công cộng. Không chỉ với sinh viên Việt Nam, mà còn với chính họ, điều này là cơ hội hiếm có để xây dựng nền tảng quan hệ trong sự nghiệp về sau.

Tốt nghiệp: “Sau tốt nghiệp làm việc tại Châu Âu, Mỹ là bình thường”

Hầu hết các chương trình đào tạo kinh doanh tại Geneva nói chung và UBIS nói riêng đều tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi môn học lẫn thực tập tại Châu Âu, Hoa Kỳ, ngay từ những năm đầu đại học. Với trải nghiệm đó, hoàn toàn không khó cho sinh viên tìm kiếm công việc tại các tập đoàn lớn, các tổ chức quốc tế, hay tự mình sáng tạo và khởi nghiệp tại các quốc gia phát triển.

“Nỗ lực hỗ trợ cho học sinh các nước đang phát triển”

Với những điều đáng mơ ước khi du học tại Geneva như trên, chúng tôi không khỏi băn khoăn: “liệu sinh viên Việt Nam có đủ điều kiện tài chính lẫn kỹ năng để theo học tại một môi trường tuyệt vời nhưng đắt đỏ bậc nhất thế giới này”. Qua tìm hiểu, chi phí của hầu hết các chương trình đại học ở Thuỵ Sĩ, bao gồm chi phí ăn ở, đều “ngốn” của sinh viên quốc tế ít nhất 50 nghìn USD mỗi năm.

Qua quá trình hợp tác nghiên cứu tại Việt Nam, trường UBIS tại Geneva đã tìm kiếm giải pháp suốt nhiều năm đã thiết kế chương trình học bổng 50% bao gồm học phí, chi phí ăn, ở dành cho sinh viên Việt Nam, học bổng trong 3 năm học. Học sinh muốn tham gia chương trình có thể đăng ký dự thi qua Email: hocbong.aedp@gmail.com.